“Miếng bánh” thị phần đang là bài toán nan giải, không chỉ giữa nhiều thương hiệu thiết bị nhà bếp khác nhau, mà còn là sự cạnh tranh khốc liệt của các đơn vị phân phối.
Khi xu hướng của người Việt không chỉ muốn không gian bếp là nơi ấm cúng, lịch sự mà còn tiện nghi, sang trọng thì thị trường thiết bị nhà bếp sẽ là “miếng bánh” cực kỳ béo bở. Điều này dẫn đến một hệ quả là một sự cạnh tranh khá gay gắt đã và đang diễn ra giữa các thương hiệu thiết bị nhà bếp có mặt tại Việt Nam.
Đua tranh khốc liệt của các nhà phân phối
Có thể nói “miếng bánh” thị phần đang là bài toán nan giải không chỉ giữa các thương hiệu mà còn là sự cạnh tranh khốc liệt của các đơn vị phân phối.
Theo khảo sát thị trường thiết bị nhà bếp cho thấy, hầu hết các sản phẩm được bày bán ngoài thị trường đều do các hãng danh tiếng bậc nhất trên thế giới như: Teka, Fagor, Bosch, Ariston, Cata C, Baumatic, Nardi, Hafele, Blum… chiếm ưu thế. Phải chăng chính sự đồng bộ trong toàn bộ không gian bếp đã khiến khách hàng tìm đến các thương hiệu ngoại?
Mặt khác, nhiều người lại vất vả đi khắp nơi để mua sắm những thiết bị khác nhau về ghép cho đủ bộ. Điều này không chỉ tạo nên sự khập khiễng trong không gian bếp mà thậm chí còn tốn kém thêm.
Đa dạng thị trường thiết bị nhà bếp
Thực tế hiện nay thị trường thiết bị nhà bếp phát triển rất nhanh và mạnh. Nhu cầu mua thiết bị nhà bếp của người tiêu dùng ngày càng tăng cao, đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều mặt hàng thiết bị nhà bếp, đa dạng và phong phú cả về mẫu mã, giá cả, chủng loại… Sau một loạt các vụ việc về thiết bị nhà bếp kém chất lượng, kém an toàn được bán tràn lan trên thị trường, thì nhu cầu về những thiết bị nhà bếp an toàn, chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng là điều tất yếu.
Riêng ở Việt Nam, theo thống kê thì có khoảng 70% sản phẩm thiết bị nhà bếp được nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh các loại thiết bị nhà bếp nhập khẩu cao cấp thì có xuất hiện một số sản phẩm xuất xứ không rõ nguồn gốc, giá rẻ, hoặc sản phẩm có tên hiệu, hãng sản xuất, tem kiểm định hẳn hoi, nhưng ít người biết đến. Các thiết bị nhà bếp này thường có giá thành mềm, dao động với giá chỉ từ vài trăm nghìn tới vài triệu đồng. Tuy nhiên chúng có độ bền thấp, dễ xước, chịu lực kém, tuổi thọ ngắn và dễ hư hỏng.
Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay có thể tạm chia thị trường cung cấp các thiết bị nhà bếp nói riêng và đồ gia dụng nói chung thành 5 đối tượng phân phối chính: Các cửa hàng gas; những đại lý chuyên cung cấp bếp gas, bếp điện, đồ gia dụng; nác siêu thị điện máy; nác cửa hàng tủ bếp; nác showroom chuyên cung cấp thiết bị nhà bếp nhập khẩu.
Tại các cửa hàng gas, nơi chuyên cung cấp gas là chủ yếu, tuy nhiên để tăng thêm thu nhập, các chủ cửa hàng đã nhập thêm bếp gas, bếp từ của nhiều hãng khác nhau để bán. Nhưng theo khảo sát tại các cửa hàng gas trên địa bàn Hà Nội thì hầu hết các sản phẩm nhà bếp tại đây đều có giá khá rẻ, chỉ từ 500.000 – 2.500.000 đồng/chiếc. Tuy nhiên chất lượng của các sản phẩm không đảm bảo. Nhiều sản phẩm mang thương hiệu lớn, nhưng thực ra là hàng nhái, hàng có xuất xứ từ Trung Quốc…
Đối với những đại lý chuyên cung cấp bếp gas, bếp điện, đồ gia dụng thì có ưu điểm là tạo cho người tiêu dùng thuận lợi cho việc mua sắm. Những đại lý cung cấp các sản phẩm trên đều có mặt ở hầu hết các tuyến đường lớn tại các tỉnh, thành. Ở đây, các sản phẩm được trưng bày với số lượng nhiều, đủ chủng loại, từ dòng giá rẻ đến các sản phẩm tầm trung. Thế nhưng sự đồng bộ trong thiết bị nhà bếp, sự hiểu biết kỹ thuật của những người bán hàng lại là điều đáng phải bàn.
Bên cạnh đó, ở các siêu thị điện máy, chỉ xét riêng tại địa bàn Hà Nội đã có hơn chục cơ sở lớn nhỏ. Các siêu thị đều dành một không gian khá lớn để trưng bày thiết bị nhà bếp. Ở đây có khá nhiều thương hiệu, từ thương hiệu bình dân trong nước đến những thương hiệu cao cấp nước ngoài. Về chế độ chăm sóc khác hàng, bảo hành thuộc dạng khá ổn. Tuy vậy thi thoảng vẫn không tránh khỏi những vụ khách hàng khiếu nại đòi quyền lợi.
Trong khi đó, thiết bị nhà bếp cũng xuất hiện ở các cửa hàng chuyên về sản xuất tủ bếp, đồ gỗ, đồ inox… tại các tuyến phố lớn của các tỉnh, thành như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… Dẫu vậy vẫn có một số vấn đề khiến người tiêu dùng phải cân nhắc khi chọn mua sản phẩm nhà bếp tại đây. Thứ nhất, thiết bị và phụ kiện nhà bếp không đa dạng, khó có thể chọn được đồng bộ của một hãng, lại ít thương hiệu. Hơn nữa, nhân viên của các cửa hàng chưa hiểu sâu về các dòng thiết bị, phụ kiện cao cấp, kể cả trong tư vấn và giải quyết các vấn đề liên quan đến yếu tố kỹ thuật, nên khó có thể đòi hỏi ở đây sự chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ và dịch vụ bảo hành.
Cuối cùng, đối với các showroom chuyên cung cấp thiết bị nhà bếp nhập khẩu như Teka, Fagor, Bosch, Ariston, Cata C, Baumatic, Nardi, Hafele, Blum, Malloca… thì về cơ bản đáp ứng được mọi nhu cầu của người dùng, cả về sự đồng bộ lẫn uy tín trong chất lượng sản phẩm. Những showroom như thế này luôn có độ tin tưởng nhất, chất lượng sản phẩm tốt nhất, chính hãng và chế độ chăm sóc khác hàng trước và sau bán hàng cũng khá ấn tượng và thu hút khách hàng ngày một nhiều.
Thêm vào đó, giá tại các showroom uy tín luôn cạnh tranh so với nhiều siêu thị. Thậm chí có những đợt khách còn được giảm đến 30% khi mua đồng bộ hoặc nhiều sản phẩm giảm giá đến 45%. Ngoài ra, tại đây còn có đội ngũ tư vấn thiết kế hết sức chuyên nghiệp cũng sẽ giúp không gian bếp trở nên hoàn hảo, tiện nghi và sang trọng.
Các showroom chính hãng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Các thiết bị nhà bếp cao cấp đang dần trở thành xu thế chung của một xã hội hiện đại. Sự hiểu biết trong cách lựa chọn sản phẩm sẽ giúp bạn không chỉ xây dựng được không gian bếp tốt đẹp cho gia đình mình mà còn giúp bạn trở thành một nhà tiêu dùng thông thái.
Khi lựa chọn mua các sản phẩm thiết bị nhà bếp nhập khẩu, người tiêu dùng được tư vấn nên tìm hiểu kỹ và chỉ nên mua khi người bán trình được các chứng từ CO, CQ (giấy chứng thực xuất xứ hàng hóa) và các giấy tờ có khả năng chứng minh được là sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc.